Như mọi người đã tìm hiểu, tác hại của ô nhiễm môi trường thể hiện rõ ràng ở ba yếu tố: Đất, nước và không khí. Những thứ thường xuyên tiếp xúc với cơ thể chúng ta nhiều nhất. Và trong bài viết trước, chúng tôi đã chỉ ra cho mọi người thấy sự ảnh hưởng nặng nề của nguồn nước khi bị ô nhiễm đến cơ thể ra sao rồi.
Hôm nay, chúng ta tiếp tục xem xem, bầu không khí có ảnh hưởng xấu thậm tệ thế nào với cơ thể khi nó không còn trong sạch nữa.
Nếu bạn chưa đọc về ảnh hưởng của nguồn nước ô nhiễm đến cơ thể thì có thể đọc lại tại đây.
Mục lục nội dung
Không khí liên quan thế nào đến chúng ta?
Hỏi câu hỏi này có nhiều người sẽ cho đó là thừa. Tuy nhiên, nếu không nói chi tiết ra thì có thể bạn chưa hoàn toàn nghĩ đúng hết về sự liên quan giữa bầu khí quyển với vạn vật xung quanh.
1/ Với thực vật.
Thực vật cũng sống nhờ vào lượng không khí. Khi quang hợp chúng hút khí CO2 và nhả ra khí O2. Một điều mà chúng ta lúc nào cũng mong nó xảy ra để cải thiện sự ô nhiễm hiện nay. Còn khi chúng không quang hợp thì quá trình lại ngược lại: Hút O2 và thải ra CO2.
Nhưng bạn đừng lo lắng vì quá trình quang hợp xảy ra mãnh liệt hơn quá trình không quang hợp rất nhiều. Vì vậy thực vật vẫn luôn sinh lời về mặt khí O2 nhiều hơn CO2.
2/ Với động vật và con người.
Động vật nói chung thì lại trái ngược lại với thực vật. Lúc nào cũng chỉ hít khí O2 vào cơ thể và thải ra CO2 cùng nhiều chất khác.
Nếu trong không khí, không có đủ lượng O2 cho động vật hô hấp. Các triệu chứng về thiếu khí, ngạt khí sẽ xảy ra. Nó làm cơ thể bị tê liệt và giảm suy nghĩ của chúng ta.
Không có đủ khí O2, mọi trao đổi chất bên trong cơ thể cũng ngưng hoạt động. Cơ thể thiếu không khí, thiếu chất thì mọi người chắc biết hậu quả ra sao rồi phải không? Vậy nên, không khí có tỷ lệ O2 tốt sẽ rất quan trọng cho cả động và thực vật.
Tỷ lệ lý tưởng của bầu khí quyển
Chúng ta luôn mong muốn bầu khí quyển giữ được lượng không khí cân bằng để đảm bảo sự sống cho mọi vật trên trái đất. Và theo tính toán của các nhà khoa học thì mức độ cận dưới có thể chấp nhận được của tỷ lệ các khí khô có trong bầu khí quyển sẽ là:
- Nitơ 78%
- Ôxy 21%
- Agon 0,9340%
- Điôxít cacbon (CO2) 390 ppmv
- Neon 18,18 ppmv
- Hêli 5,24 ppmv
- Mêtan 1,745 ppmv
- Krypton 1,14 ppmv
- Hiđrô 0,55 ppmv
(ppmv: phần triệu theo thể tích)
Tác hại của ô nhiễm môi trường không khí.
Khi không khí không đảm bảo được tỷ lệ tốt. Các loại chất độc với cơ thể động thực vật tăng lên là lúc chúng ta đánh giá bầu khí quyển đang bị ô nhiễm. Đó là sự tăng lên của các chất CO2, metan, neon… Các loại chất ngăn sự hô hấp và trao đổi chất bên trong động thực vật.
Các tác động của ô nhiễm không khí lên thực vật.
Thực vật chủ yếu là hút CO2 và nhả khí O2. Tuy nhiên, trong quá trình nạp CO2 có quá nhiều các loại chất như eten, metan… sẽ khiến cho quá trình quang hợp của cây xanh bị gián đoạn. Cây bị ngưng quang hợp thì cũng sẽ ngưng chuyển đổi CO2 thành O2. Điều này làm tăng lượng CO2 có trong không khí và giảm gia tăng O2 cho môi trường.
Các chất độc trong không khí ảnh hưởng đến cây xanh chủ yếu từ nguồn khí thải công nghiệp, đốt lò ém khí, khí thải động cơ…
Chưa kể đến khói bụi mang nhiều bụi bẩn còn bám vào bề mặt của lá cây. Khiến nó không những không quang hợp được mà lúc nào cũng ở tình trạng hô hấp. Hút O2 và nhà CO2 nhiều hơn.
Những ảnh hưởng xấu khi môi trường không khí ô nhiễm lên động vật và con người.
Khi ô nhiễm không khí diễn ra ngày càng nặng nề như hiện nay. Trong mỗi lần hít thở, lượng chất độc đi vào cơ thể chúng ta nhiều hơn. Do đó, khiến phổi phải làm việc cật lực hơn. Có những loại nguyên tố trong không khí mà khi vào cơ thể sẽ không ra được nữa. Nó sẽ tích lũy trong cơ thể động vật và con người.
Tỷ lệ O2 trong bầu khí quyển cũng giảm đi. Khi đó, cơ thể động vật nói chung đều phải hít thở nhiều lần hơn. Càng như vậy, lượng thải độc ra môi trường càng nhiều.
Nó khiến cơ thể chúng ta ngày càng lười vận động. Mọi hoạt động nặng đều mệt hơn trước nhiều.
Có nhiều vùng còn bị tác hại của môi trường ô nhiễm không khí gây ra các triệu chứng bệnh ung thư. Không khí mang theo không chỉ là các nguyên tố hóa học đơn. Trong không khí có chứa cả bụi bẩn, bụi công nghiệp, hơi nước và nhiều tạp chất.
Vậy nên, bao giờ ở các khu ô nhiễm như khu công nghiệp nặng… Con người đều hay bị nhiều loại bệnh lạ hơn.
Chúng ta phải làm thế nào để cải thiện môi trường không khí?
Chúng tôi không muốn đưa ra quá nhiều thông tin về tác hại của ô nhiễm môi trường không khí. Bởi đã quá nhiều thông tin được gửi đến cho các bạn rồi. Nào là ung thư phổi, hủy hoại cây xanh, cơ thể nhiễm độc…
Điều chúng tôi muốn nói đến là nên làm gì để cải thiện môi trường. Giảm đi tác hại của ô nhiễm không khí.
1/ Với cá nhân chúng ta.
+ Tích cực trồng và bảo vệ cây xanh. Bởi nó là lá phổi của trái đất. Nhờ nó chúng ta mới chuyển đổi CO2 thành O2 phục vụ cho việc trao đổi chất, trao đổi khí trong cơ thể được.
+ Hạn chế sử dụng các phương tiện gây ô nhiễm môi trường không khí như: Xe máy – ô tô quá cũ có lượng khí thải lớn. Nên sử dụng các loại xe công cộng. Tập cho mình thói quen đi xe đạp, đi bộ nhiều hơn.
+ Lên án mạnh mẽ những khu vực hoạt động sản xuất gây ô nhiễm môi trường. Buộc các đơn vị trên phải đảm bảo phương pháp xử lý khí thải độc mà mình xả ra. Tránh việc làm sau lưng các cơ quan kiểm tra – quản lý.
+ Đấu tranh chống tệ nạn chặt phá rừng sai trái.
+ Giảm thiểu thải các loại rác thải sinh hoạt có khả năng tạo ra khí độc trực tiếp ra môi trường.
2/ Đối với các đơn vị sản xuất có xả khí thải.
Hiện nay, có rất nhiều đơn vị sản xuất có xả khí thải lên bầu khí quyển. Trong đó đáng chú ý nhất là các công ty công nghiệp nặng: Xi măng, kim loại, gạch…. Đây là những ngành mang lượng khí thải ô nhiễm cực kỳ cao. Mang đến tác hại của ô nhiễm môi trường không khí nặng nề đến chính bạn và người xung quanh.
Vậy nên, hãy sử dụng các biện pháp xử lý khí thải ô nhiễm trước khi xả ra môi trường.
3/ Ngừng việc khai thác lâm sản trái phép.
Vấn đề này nằm ở cả 2 phía: Phía người chặt gỗ rừng trái phép và phía người mua gỗ, sử dụng đồ gỗ. Nếu thay thói quen sử dụng gỗ tự nhiên, gỗ quý, gỗ lâu năm làm vật dụng bằng gỗ công nghiệp, gỗ ghép. Thì chắc chắn không có cầu sẽ giảm đáng kể nguồn cung.
Gỗ rừng trồng lên không phải không khai thác. Mà cần có biện pháp khai thác đúng đắn. Khi chặt cây xong cần trồng lại. Và mỗi khi đốn 1 cây gỗ lớn cần bổ xung bao nhiêu cây gỗ nhỏ mới đảm bảo chức năng của nó được. Như vậy mới cân bằng tỷ lệ không khí cần thiết…
Hãy chung tay giảm đi mọi tác hại của ô nhiễm môi trường. Nhất là môi trường không khí.