Bể SBR là loại bể được sử dụng công nghệ xử lý chất thải tiên tiến hiện đại nhằm giảm thiểu ô nhiễm và chất thải có hại đến môi trường. Tất cả các loại chất thải đều được xử lý triệt để, tạo thành các chất hữu cơ để sử dụng vào mục đích phù hợp.
Trong bài viết này, chúng tôi đi vào khai thác nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm lớn nhất khi sử dụng bể xử lý chất thải SBR trong công nghiệp và cuộc sống.
Bể SBR là gì và nguyên lý hoạt động như thế nào?
Để có thể hiểu được nguyên lý hoạt động xử lý nước thải thì cần hiểu được bể SBR là gì.
Bể SBR là gì?
Đây là loại bể phản ứng làm việc dựa vào các loại mẻ bằng bùn than hoạt tính để khử thải. Điểm đặc biệt nhất là quá trình sục khí và lắng cặn được diễn ra ngay trong phạm vi của bể.
Bể xử lý nước thải SBR thường phải trải qua các quá trình bơm nước thải, phản ứng, lắng và hút nước ra một cách liên tục nhờ có cấu tạo hai cụm bể khác nhau là Selector trước và sau khi hoàn tất quá trình xử lý sơ bộ thì chuyển qua bể C-tech.
Nguyên lý hoạt động của bể xả thải Sbr
Xem thêm: Những ưu điểm khiến khách hàng tin tưởng lựa chọn thong cong nghet Thu Duc
Nguyên lý hoạt động của bể SBR như thế nào?
Nguyên lý hoạt động của bể SBR dựa theo một chu kỳ khép kín với 5 pha hoạt động liên tục để đảm bảo công đúng công suất thiết kế. Theo đó, loại bể xử lý nước thải gồm có 4 pha chính với những nhiệm vụ khác nhau và một pha nghỉ còn được gọi là pha dự trữ.
Pha làm đầy
Đây là pha dùng để thu nhận nước thải từ các nơi về hồ chứa sau đó bắt đầu quá trình làm sạch trong vòng khoảng 3 tiếng đồng hồ. Nguyên lý hoạt động của hệ thống lọc thải trong pha làm đầy là làm đầy tĩnh, làm đầy hòa trộn và làm đầy sục khí.
Đây là những quá trình xảy ra liên tục, thay phiên nhau và dưa trên hàm lượng chất BOD đầu vào. Các phản ứng bên trong pha làm đầy là phản ứng sinh hóa do các loại vi khuẩn đang xử lý lượng chất thải được đưa mới thường xuyên vào pha chứa.
Pha sục khí
Tác dụng của pha này là tạo nên sự chuyển động và các bọt khí mang theo oxi vào trong nước được chứa trong buồng chứa thải.
Nguyên lý hoạt động tại pha này là phản ứng sinh hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính để tạo thành hợp chất Nitrat N-NO3, và phản ứng trong pha này thường diễn ra trong khoảng thời gian hai giờ đồng hồ.
Hoạt động xử lý chất thải bẩn trước khi đẩy ra môi trường
Pha lắng
Pha lắng là giai đoạn phía sau sục nước, các chất cặn sau khi xử lý được lắng xuống đáy trong một môi trường tĩnh trong khoảng 2 tiếng. Kết thúc xử lý tại oha lắng là nước có thể đưa ra bên ngoài.
Pha rút nước
Là cửa giúp thoát nước đã qua xử lý trước khi đưa ra khỏi bể SBR. Tất cả lượng nước lắng được từ pha trước sẽ được đẩy chuyển toàn bộ ra bên ngoài theo pha rút nước. Tất nhiên nước thải sau khi được xử lý trong bể SBR thì có thể đưa phần nước ra ngoài và để lại cặn bẩn bên trong bể.
Ưu nhược điểm khi sử dụng bể Sbr
Công nghệ xử lý nước thải trong bể SBR dựa trên khả năng oxi hóa liên kết hữu cơ không tan và tan của hệ vi sinh vật, để xử lý các chất cặn bùn bên trong nước thải.
Hệ thống xử lý chất thải SBR sử dụng bùn hoạt tính để lọc bẩn thông qua 4 pha khép kín liên tục là làm đầy, thổi khí, lắng và thoát nước. Ưu điểm khi sử dụng bể SBR là:
Tiết kiệm chi phí xây dựng các bể chứa và bể xử lý cặn, quy trình khép kín do đó dễ dàng xử lý sự cố và giúp tiết kiệm năng lượng. Sử dụng bể SBR có thể xử lý gọn gàng nhanh chóng và triệt để cặn bẩn ngay cả những chất thải nồng độ cao.
Ưu điểm thải bùn hiệu quả của bể xử lý nước thải SBR
Bể SBR linh hoạt trong mọi quá trình và sử dụng cho mọi công suất lại không ảnh hưởng đến khả năng xử COD. Vì thế cho nên các công trình dùng bể SBR ngày càng tăng cao hơn.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội thì bể SBR cũng có nhược điểm đó là yêu cầu cao về hệ thống quan trắc tinh vi và hiện đại, chi phí vận hành gây ra nhiều tốn kém.
Việc bảo trì bảo dưỡng trong thời gian hoạt động phức tạp nên phải cần người vận hành có trình độ cao.
Hơn nữa, do hệ thống xử lý xả thải liên tục khép kín cho nên sục khí phải hoạt động liên tục kể cả khi hệ thống gặp phải tắc bùn.
Tính toán thiết kế bể SBR
Tuy nhiên vấn đề nào cũng sẽ có cách giải quyết và khi đã quen với khả năng hoạt động của bể SBR thì những người hàng ngày tiếp xúc cũng có thể học hỏi được nhiều và sửa chữa khi cần thiết.
Bài viết trên đã tổng hợp tất cả nguyên lý hoạt động cũng như ưu nhược điểm khi sử dụng bể SBR. Tất cả những thông tin trên sẽ là một nguồn tham khảo quý giá dành cho việc xử lý chất thải trong SBR khi mà môi trường càng ngày càng ô nhiễm và lượng nước thải ra có thể gây nguy hại lớn về sau.
Do đó những đơn vị xử lý chất thải cần có trách nhiệm hơn với môi trường, sử dụng bể SBR theo đúng như yêu cầu và khuyến cáo của nhà sản xuất và các tổ chức môi trường.