Bạn đã biết gì về bể sinh học nhỏ giọt? Hay phương pháp lọc, ưu nhược điểm, cấu tạo,.. Chắc hẳn vẫn còn nhiều bạn còn đang mông lung về loại bể này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về những thông tin đó. Xem có phần nào giúp ích được gì cho bạn không nhé.
Mục lục nội dung
Dù tìm hiểu gì đi nữa, cũng phải biết, bể sinh học nhỏ giọt là gì đã:
Bể sinh học nhỏ giọt là một trong những công nghệ xử lý nước thải đã được ứng dụng được một thời gian. Bể này hoạt động phải dựa trên cơ sở phân phối đều khắp các bề mặt nguyên liệu lọc theo kiểu nhỏ giọt, hoặc là những tia phun ra.
Ưu nhược điểm của bể sinh học nhỏ giọt
Đầu tiên là ưu điểm:
- Quá trình oxi hóa rất nhanh, nên rút ngắn được thời gian xử lý
- Điều chỉnh được thời gian lưu nước, và tốc độ dòng chảy
- Xử lý hiệu quả được lượng nước cần có quá trình khử nitrat hoặc phản ứng nitrat hóa.
- Nước ra khỏi bể lọc sinh học thường ít bùn cặn hơn bể Aerotank.
Còn nhược điểm của bể sinh học nhỏ giọt là gì nhỉ?
- Không khí ra khỏi bể lọc thường có mùi hôi thối, khó chịu
- Và khu vực xung quanh bể thường xuất hiện nhiều ruồi muỗi.
Phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt.
Trước hết, hãy xem sơ đồ sau, để hiểu rõ hơn về phương pháp lọc sinh học nhỏ giọt:
Hố thu – SCR: Loại bỏ các tạp chất nổi và lơ lửng có kích thước lớn
Nước thải sẽ theo đường cống chảy về hố thu. Sau đó sẽ chắn rác đặt trước bể điều hòa. Song chắn rác sẽ nhằm giúp loại bỏ những vật liệu nổi, lơ lửng có kích thước lớn,… Sau đó rác định kỳ sẽ được vớt lên rồi chôn lấp theo quy định.
Bể chứa – điều hòa: Làm đồng đều lưu lượng và thành phần nước thải.
Trong bể này, lắp đặt hệ thống khuấy trộn bằng thủy lực. Nhằm tăng cường mức độ đồng đều của nước thải trước khi vào công đoạn tiếp theo. Việc này còn có tác dụng chống cặn lơ lửng. Giảm thể tích làm việc hữu ích của bể, tránh được hiện tượng phân hủy yếm khí trong thời gian nước thải lưu tại bể. Nhưng lại phát sinh mùi khó chịu.
Bể keo tụ – lắng
Từ bể điều hòa, nước thải được bơm vào ngăn trộn keo tụ. Xong hóa chất cần thiết sẽ được bơm nhờ định lượng và khuấy trộn đều với nước thải bằng cơ cấu trộn thủy lực. Sau đó các bông keo tụ sẽ hình thành và lắng xuống đáy bể.
Nước trong sau lắng tràn vào máng thu nước, theo đường ống dẫn chảy vào bể xử lý lọc sinh học. Cặn bùn lắng xuống đáy bể định kỳ xả về bể chứa bùn qua đường ống xả bùn lắp ở đáy bể.
Bể xử lý lọc sinh học hiếu khí:
Bể này giúp loại bỏ các chất hữu cơ hòa tan. Nước thải từ bể lắng sơ cấp đi vào bể được phân phối đều trên diện tích của bể. Dòng nước thải tiếp xúc với khối vật liệu lọc. Và có vi khuẩn hiếu khí dính bám.
Chất hữu cơ hòa tan trong nước thải được hấp thụ và phân hủy, bùn cặn được giữ lại trong khe rỗng của lớp vật liệu lọc. Nước đi qua lớp vật liệu lọc rồi chảy vào khoang ở đáy bể. Từ đây nước được dẫn sang bể lắng thứ cấp.
Bể lắng thứ cấp: Tách nhanh bùn hoạt tính.
Nước lẫn bùn hoạt tính chảy vào bể lắng thứ cấp. Bùn hoạt tính được lắng xuống đáy bể và định kỳ được bơm hút xả về bể phân hủy bùn. Nước trong sau khi tách bùn hoạt tính chảy vào bể khử trùng.
Bể khử trùng:
Tại bể khử trùng, nước thải được trộn với hóa chất khử trùng được cấp vào nhờ bơm định lượng. Nước đã khử trùng sẽ đạt tiêu chuẩn thải và xả ra ngoài.
Bể phân hủy bùn:
Bùn cặn lắng từ bể lắng sơ cấp và bùn hoạt tính từ bể lắng thứ cấp được đưa về bể phân hủy bùn. Tại đây, dưới tác dụng của hệ vi sinh vật yếm khí, bùn cặn được phân hủy làm cho thể tích bùn giảm đi nhiều và định kỳ được hút chở đi nơi khác. Nước trong từ bể này quay trở lại bể chứa – điều hòa để xử lý lại.
Tính toán bể sinh học nhỏ giọt
Bể lọc sinh học được tính theo công thức của viện nghiên cứu hoa kỳ:
E = 100/[1 + a(Lv )1/2]
Trong đó :
+ E : Hiệu quả xử lý theo BOD5 của bể lọc, E thường được chọn trên 85%
+ Lv : Tải trọng chất bẩn hữu cơ của bể lọc, kgBOD/m3 vật liệu lọc.ngày
+ a : Hệ số thực nghiệm hụ thuộc vào nhiệt độ nước thải và BOD trước xử lý. Ở điều kiện 20oC hệ số a xác định theo bảng sau đây:
Bảng – hệ số a để xác định hiệu quả xử lý nước thải trong bể sinh học nhỏ giọt
BOD5, mg/l |
a |
100 | 0,38 |
150 | 0,34 |
200 | 0,30 |
Trong trường hợp tuần hoàn bùn, tỷ lệ bùn tuần hòan được R xác định theo công thức:
R = (La – Lhh)/(Lhh – Lt)
Do tuần hòan lại nên diện tích bể sẽ tăng lên theo hệ số b:
B = (1 + R)/ (1 + 0,1R)2
Sau khi tính được tải trọng, tính được thể tích vật liệu lọc
W = (La – Lt) xQ / (1000 x Lv)
Trong đó:
+ La , Lt : chính là hàm lượng BOD của nước thải trước và sau xử lý, mg/l.
+ Q : Lưu lượng nước thải, m3/ngày.
Cấu tạo của bể sinh học nhỏ giọt
Về cấu tạo, bể lọc sinh học nhỏ giọt được chia thành nhiều phần: Bể lọc vận tốc chậm, bể lọc vận tốc trung bình và nhanh. Bể lọc cao tốc, bể lọc thô (xử lý nước thải sơ bộ trước giai đoạn xử lý thứ cấp) bể lọc 2 pha.
Để tìm hiểu kỹ hơn về bể lọc vận tốc chậm, trung bình, nhanh. Bạn có thể click vào link này nha: http://bit.ly/2uyNfTo
Hy vọng với chút ít thông tin ít ỏi này. Sẽ làm bạn hiểu thêm về bể sinh học nhỏ giọt. Cũng như những ưu nhược điểm, cấu tạo, cách tính,.. Hãy cùng theo dõi, chúng tôi sẽ trở lại với những bài viết hữu ích hơn nhé.