Tại sao bồn cầu thoát nước chậm? 2 cách thông hiệu quả

Bồn cầu thoát nước chậm, xả nước không trôi là trường hợp thường sảy ra. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Một trong các nguyên nhân chính dẫn đến bồn cầu thoát nước chậm đó là:

1/ Bỏ giấy vào bồn cầu: Thói quen thường hay bỏ giấy vệ sinh xuống bồn cầu khi đi vệ sinh. Sau một thời gian sẽ làm cho bồn cầu bị tắc nghẽn rồi dẫn đến các vấn đề như thoát nước chậm, không xả được nước.

2/ Vô tình làm rơi vật gì đó vào bồn cầu: Trong quá trình sử dụng đôi khi chúng ta lại vô tình làm rơi một vật gì đó khó tan hay cứng vào bồn cầu thì đó là nguyên nhân khiến cho bồn cầu bị nghẹt và sau đó là không thoát được nước xuống hầm cầu hay thoát nước chậm hơn bình thường.

3/ Do hầm cầu(bể phốt) bị đầy: Hàng ngày chúng ta đều xả chất thải xuống hầm cầu vì vậy hầm cầu sẽ rất mau đầy nếu như chúng ta chưa bao giờ hút hầm cầu. Đây cũng là một nguyên nhân khiến cho bồn cầu bị nghẹt và không xả nước được.

Xem thêm

Phương pháp xử lý bồn cầu thoát nước chậm

Có rất nhiều cách thông tắc bồn cầu như sử dụng bột thông cống, viên thông cống, bột baking soda, pittong…nhưng những cách này mình phải mất thời gian đi mua.

Có 1 mẹo thông tắc bồn cầu rất là tiện mà bạn không cần phải đi mua cái gì cả đó là sử dụng nước nóng và một ít nước rửa chén

Thông bồn cầu bằng nước nóng 1

Đây được xem là cách thông tắc bồn cầu đơn giản, tiện nhất mà bạn có thể thức hiện ngay.

Nghe qua có vẻ hơi phi lí, nhưng thực tế nước rửa bát không chỉ là chất tẩy rửa đồ gia dụng mà chúng còn có thể trở thành “cứu tinh” khi bồn cầu bị nghẹt.

Nhờ khả năng tẩy rửa, cùng độ nhờn đặc trưng của nước rửa bát sẽ giúp bôi trơn đường ống dẫn và giúp chất thải trôi xuống bể phốt một cách dễ dàng.

Cách thông bồn cầu bằng nước nóng và nước rửa chén

Bước 1: Cho một ít nước rửa bát trực tiếp vào bồn cầu đang bị tắc. Lưu ý, không nên cho nước rửa bát vào quá nhiều vì sẽ gây lãng phí.

Thông bồn cầu bằng nước nóng 2

Cho vài giọt nước rửa bát vào bồn cầu.

Bước 2: Đổ nửa chậu nước nóng từ từ vào bồn cầu. Lưu ý độ nóng của nước khoảng 80 độ C, vì nước sôi 100 độ C sẽ làm hỏng lớp gạch men của bồn cầu. Sau đó, cứ để như vậy khoảng 20 phút.

Thông bồn cầu bằng nước nóng 3

Đổ nước ấm vào bồn cầu để làm tăng hoạt tính và công dụng của nước rửa bát.

Bước 3: Nhấn van xả nước trong bồn cầu và bạn sẽ thấy kết quả thật bất ngờ. Nếu bồn cầu vẫn tắc, bạn cần lặp lại thêm vài lần nữa.

Thông bồn cầu bằng nước nóng 4

Lưu ý: Không dùng nước giặt, bột giặt thay cho nước rửa chén vì bột giặt sẽ giết chết các lợi khuẩn phân hủy chất thải bên trong hầm tự hoại.

Trên thực tế, việc thông tắc bồn cầu bằng nước sôi là việc làm có thể khiến cho tuổi thọ bồn cầu của gia đình bạn đi xuống. Vì nước sôi có thể sẽ khiến cho men gốm, sứ nứt vỡ. Vì bồn cầu không được thiết kế để chịu nhiệt lớn, việc thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ khiến cho hiện tượng nứt vỡ bồn cầu của có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

Có nhiều người đã sử dụng phương pháp này, nhưng hầu hết đều ngại không dám sử dụng nó lần thứ hai. Vì khi sử dụng bằng cách này, một là chất lượng của bồn cầu rất có thể sẽ bị ảnh hưởng, hai là mùi chất thải sẽ bốc lên cùng với hơi nước. Như vậy sẽ khiến nhà vệ sinh của bạn trở nên nông nắc hơn bao giờ hết.

Phương pháp thông bồn cầu bằng nước sôi ở trên được cái tiện, còn hiệu quả thì cũng chưa thật sự rõ ràng.

Sau đây mình sẽ nói đến 1 cách thông bồn cầu có thể nói là hiệu quả nhất, được sử dụng từ trước đến nay, đặc biệt là ở nước ngoài. Đó là phương pháp thông bồn cầu bằng thụt – Vừa hiệu quả lại an toàn cho bồn cầu.

Cách thông tắc bồn cầu bằng thụt đơn giản

Thụt bồn cầu bây giờ có hai loại:

  • Bơm thụt bồn cầu: Giống với cái bơm, có đầu mút cao su và có gắn ống bơm.
  • Cây thụt bồn cầu: Có đầu mút cao su và gắn với 1 cây gỗ.

Thông bồn cầu bằng thụt 1

Cách sử dụng

Bước 1: Bạn đặt cây thụt vào trong bồn cầu (toilet) sao cho đầu mút cao su ngập hết trong nước và nằm chính giữa bao quanh đầu đường ống dẫn chất thải.

Thông bồn cầu bằng thụt 2

Phần mút cao su phải nằm chính giữa ống dẫn nước thải

Bước 2: Dùng thao tác ấn xuống và hơi nhấc lên (nhấc không qua mặt nước). Làm liên tục thao tác như vậy, không khí ở bên trong mút cao su sẽ được đẩy xuống bồn cầu, tạo thành 1 áp suất nén. Áp suất nén này được tạo thành và được lặp đi, lặp lại sẽ khiến vật tắc bị cuốn trôi.  

Thông bồn cầu bằng thụt 3

Phần mút cao su phải ngập trong nước

Lưu ý: Hãy nhớ là luôn giữ cho mút cao su ngập trong nước, nếu thiếu bạn hãy đổ thêm nước để tăng tính hiệu quả cao nhất.

Video cách thông bồn cầu bị tắc bằng bơm thụt

Nếu bạn sử dụng thụt mà vẫn bị tắc thì chắc không còn cách nào để tự thông cả. Lúc này thì chắc còn 1 giải pháp nữa đó là gọi điện đến đơn vị thông tắc bồn cầu.

Xem thêm

Tại sao bồn cầu thoát nước chậm? 2 cách thông hiệu quả
Rate this post

Add Comment

Call Now