Hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách phòng trĩ, tốt cho sức khỏe

Đi vệ sinh là nhu cầu cá nhân cơ bản của mọi người. Vì thế biết được tư thế đi vệ sinh đúng cách sẽ giúp hạn chế tối đa những tác động xấu đến cơ thể, đảm bảo sức khỏe luôn tốt nhất. Vậy tư thế đi vệ sinh thế nào là đúng và chuẩn khoa học nhất? Cần lưu ý gì khi vệ sinh? Hãy cùng chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách phòng trĩ, tốt cho sức khỏe

Một trong những nguyên tắc hàng đầu khi đi vệ sinh là phải ngồi đúng tư thế. Trước đây đa phần con người sẽ ngồi xổm khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, với sự hiện đại, tiện nghi như hiện nay thì tư thế ngồi xổm không còn phù hợp, đặc biệt khi bồn cầu bệt ngày càng phổ biến hơn. Vì thì thế nhiều người thường ngồi bệt trên bồn cầu để đi vệ sinh.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia thì tư thế ngồi bệt khi đi vệ sinh không phải tư thế chuẩn. Tư thế này sẽ gây ra nhiều áp lực cho cơ vòng chậu cũng như ruột thừa. Lúc này ruột sẽ không thể mở hoàn toàn, tạo áp lực ảnh hưởng đến việc đào thải chất thải. Đặc biệt, ruột kết sẽ bị thắt ở ống hậu môn tạo thành đường cong, ảnh hưởng đến việc loại bỏ chất thải ra ngoài.

Tư thế đi vệ sinh đúng cách

Ngược lại, tư thế ngồi xổm tuy không quá thoải mái nhưng lại là tư thế đi vệ sinh đúng cách. Khi ngồi xổm sẽ tạo được góc 45 độ giữa thân trên và chân. Tư thế này giúp ruột kết luôn thẳng, phân đào thải ra ngoài dễ dàng hơn. Nếu bồn cầu nhà bạn là bồn cầu bệt thì bạn cần có thêm một chiếc ghế nhỏ để kê chân khi ngồi nhằm tạo ra một góc 45 độ phù hợp. Đây chính là tư thế đi vệ sinh đúng cách và chuẩn khoa học nhất hiện nay.

Tư thế đi vệ sinh không đúng cách ảnh hưởng thế nào?

Trên thực tế hiện nay có rất nhiều người không để ý đến cách ngồi khi đi vệ sinh. Chính điều này đã gây nên nhiều loại bệnh, khiến vùng kín dễ tích tụ vi khuẩn, nhiễm trùng, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Về cơ bản tư thế đi vệ sinh không đúng cách sẽ gây nên một số loại bệnh như:

  • Táo bón: đi vệ sinh không đúng cách kết hợp cùng chế độ ăn uống thiếu chất xơ, uống ít nước là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới bệnh táo bón.
  • Trĩ: rặn quá mức khi đại tiện sẽ gây áp lực lớn lên hậu môn. Lúc này các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn sẽ sưng, phình to và gây nên các búi trĩ.
  • Giảm nhu động ruột:  việc đẩy phân ra ngoài sẽ gặp khó khăn hơn, gây khó chịu, đầy hơi, đau bụng,….
  • Viêm đường tiết niệu: dễ bị tiểu chậm, tụ nhiều nước tiểu trong bàng quang, lâu ngày sẽ khó tiểu và gia tăng nguy cơ mắc bệnh viêm đường tiết niệu.
  • Đại tràng: lượng phân tích tụ lâu ngày trong đại tràng sẽ gây viêm nhiễm. Nặng hơn có thể bị ung thư đại tràng, khó điều trị hơn
  • Các bệnh về khung xương chậu: tư thế đi vệ sinh không đúng sẽ gây áp lực lên khung xương hậu môn, khiến phần cuối ruột già bị xệ, ảnh hưởng không tốt đến khung xương chậu.

Các lưu ý khi đi vệ sinh đúng cách

Thời gian đi vệ sinh vừa đủ

Thời gian lý tưởng nhất cho mỗi lần đi vệ sinh là khoảng 2 phút. Khi tuân thủ đúng thời gian này bạn sẽ giảm được 70 – 75% nguy cơ mắc các bệnh về tiêu hóa, hạn chế được việc thiếu oxy lên não khi đi vệ sinh.

Vì thế, bạn cần tập trung tốt nhất khi đi vệ sinh để kiểm soát được thời gian đi vệ sinh của mình. Hạn chế mang các thiết bị điện tử, báo chí,… khiến bạn bị phân tâm.

Thời gian đi vệ sinh vừa đủ

Tạo thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Đi vệ sinh vào khoảng thời gian cố định trong ngày là thói quen rất tốt cho sức khỏe. Đặc biệt nó rất tốt với đường tiết niệu, hậu môn và trực tràng. Ngoài ra, thói quen này còn giúp bạn tự tập để đường ruột làm quen với nhiều thời điểm trong ngày.

Thời gian đi vệ sinh tốt nhất là vào sáng sớm, trong khoảng 5 – 7h sáng. Đây là thời điểm cơ đại tràng co thắt mạnh mẽ và tốt nhất. Đồng thời lúc này cũng là lúc đào thải cặn bã ra khỏi cơ thể một cách thuận lợi và thoải mái.

Tập trung cho việc đại tiện

Rất nhiều người có thói quen dùng thiết bị điện tử, chơi trò chơi hay đọc báo khi đi vệ sinh. Điều này khiến bạn tập trung hơn vào những thứ bên ngoài thay vì đi vệ sinh. Khi kéo dài tình trạng này sẽ làm gia tăng khả năng mắc một số bệnh lý có liên quan. Vì thế, khi đi vệ sinh bạn cần tập trung, không mang bất kỳ thiết bị điện tử nào vào trong và cũng tránh ở trong nhà vệ sinh quá lâu.

Tập trung khi đi đại tiện

Không nhịn tiểu

Nhịn tiểu 1, 2 lần có thể bình thường nếu nhịn tiểu quá lâu và thường xuyên thì rất hại. Nó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của hậu môn và đại tràng, không tốt cho sức khỏe. Tình trạng này kéo dài sẽ  gây nên nhiều bệnh lý nguy hiểm như viêm nhiễm bàng quang, niệu đạo,….

Không nhịn tiểu

Dùng giấy vệ sinh mềm

Sau khi sử dụng nước để làm sạch vùng kín bạn nên dùng giấy mềm để lau lại. Tốt nhất nên chọn loại giấy mềm để tránh gây tổn thương cho hậu môn. Trường hợp dùng giấy vệ sinh cứng sẽ dễ khiến vùng kín bị trầy xước, tăng cao khả năng nhiễm bệnh.

Dùng giấy vệ sinh mềm

Vệ sinh vùng kín bằng nước muối sau mỗi lần vệ sinh

Vùng kín là khu vực trú ngụ của nhiều loại vi khuẩn cả có lợi và có hại. Nếu không vệ sinh kỹ càng sau khi đại tiện thì sẽ gây nên nhiều bệnh nguy hiểm. Vì thế, bạn nên dùng nước muối để vệ sinh vùng kín sau khi đi đại tiện xong.

Đi vệ sinh sai cách có gây ra bệnh trĩ?

Đa phần mọi người sẽ cho rằng nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ là do chế độ ăn uống không khoa học, ngồi quá lâu và ít vận động hay bị táo bón lâu ngày. Tuy nhiên, tư thế đi vệ sinh không đúng là là thủ phạm gây nên căn bệnh này.

Theo nhiều chuyên gia, các bệnh như trĩ, viêm ruột thừa, viêm ruột kết hay kể cả ung thư ruột đều xuất phát từ việc chế độ ăn uống thiếu chất xơ. Các nguyên nhân khác đi kèm là do đại tiện không đúng tư thế. Chính vì thế, để phòng bệnh trĩ hiệu quả bạn cần chú trọng nhiều hơn đến tư thế đi vệ sinh hàng ngày của mình.

Trên đây là hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách và những lưu ý cần nhớ khi đi vệ sinh. Hy vọng thông tin trong bài sẽ hữu ích với bạn.

Hướng dẫn tư thế đi vệ sinh đúng cách phòng trĩ, tốt cho sức khỏe
Rate this post

Add Comment

Call Now