Bể phốt là gì? Nguyên lý cấu tạo của bể phốt chi tiết, dễ áp dụng

Bể phốt được xem là một phần không thể thiếu trong kiến trúc tổng thể của ngôi nhà. Đây là hệ thống xử lý chất thải quy mô nhỏ dành cho các hộ gia đình. Vậy cấu tạo của bể phốt, nguyên lý hoạt động của chúng như thế nào? Tìm hiểu ngay sau đây nhé!

Xem thêm: Hút bể phốt tại Thường Tín giá rẻ – Cam kết sạch triệt để

Bể phốt là gì?

Bể phốt hay còn được gọi là bể tự hoại, hầm cầu,.. Đây là nơi chứa chất thải từ bồn cầu xuống và chịu trách nhiệm xử lý chúng. Bể phốt đóng vai trò quan trọng đối với cuộc sống và môi trường hiện nay.

Bể phốt thông thường được chia làm 2 loại là 2 ngăn và 3 ngăn. Tuỳ theo cấu tạo của bể phốt mà mỗi loại sẽ có những nguyên lý hoạt động khác nhau. Hiện nay thì bể phốt 3 ngăn được dùng phổ biến hơn bởi chúng xử lý chất thải nhanh chóng và an toàn hơn.

Bể phốt là gì

Cấu tạo của bể phốt

Dưới đây là cấu tạo của bể phốt chi tiết nhất:

Bể phốt 2 ngăn

Bể phốt 2 ngăn có cấu tạo đơn giản gồm 1 ngăn chứa và 1 ngăn lắng. 2 ngăn này tương tự như nhiệm vụ của bể phốt 3 ngăn. Tuy nhiên loại bể này không có ngăn lọc nên hiệu quả xử lý chất thải không cao như bể phốt 3 ngăn.

Bể phốt 3 ngăn

Cấu tạo của bể phốt 3 ngăn gồm:

  • Ngăn chứa: có diện tích lớn nhất. Đây là nơi để chứa chất thải chưa được phân huỷ. Sau một thời gian thì chất thải sẽ phân huỷ thành bùn.
  • Ngăn lắng: Đây là nơi tiếp nhận chất thải từ ngăn chứa và lọc ra những chất thải sót lại như tóc, kim loại, vật cứng
  • Ngăn lọc: Đây là ngăn tiếp nhận chất thải từ ngăn lắng. Ngăn này lưu trữ bùn thải lơ lửng qua hệ thống lọc trước khi thải ra ngoài môi trường.

Bể phốt 3 ngăn

Tham khảo: Báo giá thong cong nghet Quan 8 bằng máy lò xo

Nguyên lý hoạt động của bể phốt

Chất thải từ bồn cầu sẽ rơi xuống ngăn chứa của bể phốt. Tại đây sẽ có các loại vi khuẩn, nấm giúp quá trình phân huỷ diễn ra nhanh chóng hơn. Sau đó chất thải được phân huỷ thành bùn.

Chất thải tiếp tục được chuyển qua ngắn lắng và đọng lại phía dưới sau đó được đào thải ra ngoài sau một thời gian. Trong nước chỉ còn những chất thải lơ lửng. Những chất thải này được chuyển sang ngăn lọc để xử lý và loại bỏ trong quá trình bốc hơi.

Sơ đồ bản vẽ bể phốt 3 ngăn đơn giản nhất

Dưới đây là sơ đồ bản vẽ bể phốt 3 ngăn đơn giản, chi tiết nhất mà bạn có thể áp dụng:

Sơ đồ bản vẽ bể phốt 3 ngăn

Các loại bể phốt 3 ngăn và cách xây dựng

Dưới đây là một số loại bể phốt 3 ngăn được sử dụng phổ biến nhất hiện nay:

Đối với bể tự hoại 3 ngăn xây bằng gạch

Bể phốt 3 ngăn xây bằng gạch được sử dụng nhiều nhất. Bể được xây bằng gạch có độ dày 220mm trở lên. Bạn có thể dùng gạch đặc mác 75 và vữa xi măng. Khi xây dựng mạch vữa phải no, dày đều và được miết kỹ.

Mặt trong và ngoài của bể phốt phải được trát vữa xi măng, cát vàng, mác 75 với độ dày > 20mm. Phía ngoài được đánh màu xi măng nguyên chất để chống thấm.

bể tự hoại 3 ngăn xây bằng gạch

Đối với bể tự hoại 3 ngăn bằng bê tông, cốt thép đúc sẵn toàn khối

Bể tự hoại đúc sẵn bằng bê tông cốt thép cũng là một sự lựa chọn thích hợp cho các hộ gia đình. Khi lắp đặt cần lưu ý tới ống dẫn truyền các ngăn và ống nước ra ngoài phải giăng kín, thiết kế bằng cao su chịu nhiệt, chịu lực và chống hoá chất.

Các ống dẫn nước vào, ra vào giữa các ngăn của bể tự hoại 3 ngăn

Hệ thống ống dẫn nước ra – vào của bể phải đặt so le nhau để quãng đường chảy được dài, không chảy tắt. Nên đặt ống theo độ dốc khoảng 2% và chiều dài không quá 12m.

Các ống dẫn phân được thiết kế hình chữ T có đường kính tối thiểu 100mm. Đầu trên của ống phải đặt cao hơn mặt nước và ngập khoảng 400mm. Cốt đáy ống vào cao hơn đáy ống ra 50mm.

Các lưu ý trong quá trình thiết kế và xây dựng bể tự hoại

  • Chiều rộng của bể phốt thấp nhất là 0.7mm. Nếu thiết kế theo hình chữ nhật thì tỉ lệ là 3:1
  • Chiều sâu lớp nước tính từ đáy bể tới mặt nước trên phải > 1,2m
  • Nếu lượng nước thải trên 10m3/ngày thì nên xây bể phốt 3 ngăn để đảm bảo chất lượng
  • Đối với bể phốt 3 ngăn thì đáy bể nên đổ bằng tấm đan bê tông cốt thép mác 200, độ dày > 150mm.
  • Nên xây dựng bằng gạch lỗ nhỏ, đổ bê tông đúc sẵn.

Lưu ý khi xây dựng bể tự hoại

Cách xử lý bể phốt bị đầy

Khi bể phốt bị đầy bạn cần tìm cách xử lý ngay lập tức. Biện pháp tốt nhất là liên hệ với các đơn vị thi công hút bể phốt. Đây là giải pháp đạt hiệu quả nhanh chóng nhất.

Một số mẹo sử dụng bể phốt bền lâu

  • Đặt thêm ống siphon hoặc các thiết bị có cùng chức năng khác khi thiết kế bể phốt. Ống này có tác dụng tăng thể tích và tốc độ dòng chảy đi đến ngăn lọc, kéo dài tuổi thọ đường ống
  • Ngoài yếu tố như lưu lượng dòng nước, nhiệt độ thì thời gian chứa chất thải cũng ảnh hưởng tới hoạt động của bể. Khi xây dựng cần đảm bảo bể kín khí.
  • Hạn chế dùng xà phòng, chất tẩy rửa mạnh cọ rửa bồn cầu sẽ làm chết vi khuẩn, nấm có lợi cho quá trình phân huỷ.
  • Dùng bùn vi sinh để chất thải dưới bể phân huỷ nhanh chóng hơn.

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về cấu tạo của bể phốt, nguyên lý hoạt động và cách xây dựng chi tiết nhất. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích nhất. Trân trọng!

Bể phốt là gì? Nguyên lý cấu tạo của bể phốt chi tiết, dễ áp dụng
Rate this post

Add Comment

Call Now